Kết quả tìm kiếm cho "Bùng phát virus"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2428
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện một chủng virus corona mới từ loài dơi, có khả năng xâm nhập tế bào con người thông qua cùng một protein bề mặt tế bào như cách virus SARS-CoV-2 (gây bệnh COVID-19) đã hoạt động.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 19/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã tiếp nhận báo cáo về một căn bệnh mới, chưa xác định tại Tây Bắc Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo). Đây là nơi đang phải hứng chịu nhiều cuộc khủng hoảng y tế công cộng và nhân đạo.
Những ngày qua, thông tin về diễn biến phức tạp của dịch cúm tại Việt Nam và trên thế giới khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng. Đặc biệt, sau khi một nữ diễn viên nổi tiếng người Đài Loan tử vong do mắc cúm càng dấy lên những lo ngại về dịch bệnh tưởng như không còn xa lạ này.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, từ đầu năm 2025 đến nay, toàn thành phố ghi nhận hơn 800 trường hợp mắc cúm, trong đó, người già và trẻ nhỏ chiếm tỷ lệ cao.
Những ngày cuối tháng 1, đầu tháng 2 là giai đoạn đỉnh điểm của dịch cúm ở nhiều quốc gia, với số ca mắc và tử vong do cúm liên tục tăng, khi không khí lạnh là một tác nhân gây nhiễm virus cúm. Những hệ lụy do cúm mùa khiến thế giới không thể chủ quan, các biện pháp ứng phó với cúm mùa đã được các chính quyền cập nhật, điều chỉnh để phù hợp với tình hình hiện nay.
Vaccine cúm có hiệu quả phòng bệnh đến 90%, giúp giảm 47% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, giảm nguy cơ nhập viện do viêm phổi, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim 15-45%. Sau thông tin cúm gia tăng ở một số quốc gia và tại Việt Nam, nhiều người đã tìm hiểu và đi tiêm vaccine phòng cúm.
Những ngày qua, số ca mắc cúm đang tăng cao. Do chủ quan, nhiều bệnh nhân cúm vào viện trong tình trạng nặng, suy hô hấp phải thở máy, đặt ECMO.
Thông tin liên quan đến đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản cũng như tại một số khu vực trên thế giới, Bộ Y tế cho biết, Bộ đang tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để có khuyến cáo kịp thời.
Mùa Xuân có thời tiết lạnh, mưa nhiều và môi trường nồm ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi nhanh chóng, từ đó làm tăng khả năng gây bệnh ở con người.
Để giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp trong thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi các mầm bệnh có xu hướng hoạt động mạnh hơn, việc tiêm chủng vaccine phòng bệnh là vô cùng cần thiết.
Cúm gia cầm H5N1 đang trở thành mối đe dọa chưa từng có, khi lan rộng giữa nhiều loài động vật và có nguy cơ cao đối với con người.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 14/1 đã đưa ra cảnh báo đối với Tanzania cũng như các nước khác ở châu Phi đề phòng nguy cơ cao lây lan virus Marburg - loại virus hiếm gặp và nguy hiểm như virus Ebola, sau khi ghi nhận một đợt bùng phát nghi ngờ do loại virus này gây ra tại Tanzania khiến 8 người tử vong.